Chúng ta đều được biết con người Nhật Bản nổi tiếng về ý thức xã hội và sự trung thực đáng học hỏi. Khi du học Nhật Bản, ngoài việc được học tập, tiếp thu nền văn hóa của đất nước phát triển, bạn sẽ được bắt gặp những đức tính về sự trung thực của người Nhật mà chúng ta sẽ được bắt gặp ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật.
Cùng tham khảo những con số ấn tượng được thống kê dưới đây nhé!
Con người Nhật Bản
Theo thống kê, chỉ tính riêng ở Tokyo trong năm 2014 , số tiền người
Nhật nhặt được trao trả lại cho cảnh sát lên tới 3,34 tỷ yên – tương đương với
gần 600 tỷ VNĐ. Còn theo
thống kê của phía cảnh sát, trong số tiền đó có 74% đã được trao trả lại cho
chủ nhân thực sự. Điều này cho thấy rằng, người Nhật đang sống khác chúng ta.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc con số 26% còn lại ? Theo luật Nhật Bản, tiền đánh rơi được
nộp lại nếu không thể tìm được chủ nhân hợp pháp trong vòng 3 tháng, nghiễm
nhiên người nhặt được và trao trả lại cho bên cảnh sát sẽ được nhận số tiền đó.
Dẫu vậy, có tới 390 triệu yên đã được sung vào kho bạc thành phố trong số 26%
đó, khi những người chủ mới quyết định từ bỏ quyền sở hữu số tiền vốn không
phải của mình.
Một ví dụ tiêu biểu về sự trung thực của người Nhật là vào
năm 1980, một người lái xe tải 42 tuổi có tên Hisao Oonuki đã nhặt được một túi
bọc vải trong đó chứa 100 triệu yên tiền mặt. Số tiền là rất lớn, nhưng ông vẫn
mang tới cảnh sát để trình báo. Cuối cùng, người đàn ông may mắn này trở thành
chủ nhân mới của số tiền trên, khi sau 6 tháng vẫn không có ai chứng minh được
mình là chủ nhân hợp pháp của nó. Tới nay, danh tính của người chủ thực sự vẫn
chưa được làm rõ.
Sự trung thực của người Nhật
Gần
đây, trong bài phát biểu hướng tới việc tổ chức Olympic 2020, Thị trưởng Tokyo,
ông Naoki Inose đã nói : “Dù bạn là nam hay nữ thì đều có thể đi lại một cách
an toàn trên những con phố tại Tokyo. Trong trường hợp xấu nhất, cho dù bạn có
đánh rơi đồ, dù là tiền mặt thì số tiền đó cũng sẽ quay trở về với bạn.”
Có
thể những người không may mắn lấy lại được tài sản của mình sẽ không đồng tình
với phát biểu của ông Naoki. Tuy nhiên, ta cần phải nhớ một điều rằng, cho dù ở
Nhật hay bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu, kẻ
mang lòng tham, người mang đức tốt. Đối với kẻ tham lam nếu nhặt được thứ gì dù
là nhỏ nhất cũng cho đó là đồ của mình, còn ngược lại đối với những người thành
thực,tốt bụng nếu nhặt được thứ gì đó dù giá trị có lớn tới đâu, họ cũng sẽ làm
mọi cách để món đồ đó quay trở lại với chủ nhân của nó.
Dẫu
sao, trên đất nước mặt trời mọc, sự trung thực của người Nhật vẫn luôn được đánh giá cao, kẻ tham lam thì chiếm số ít, người trung thực, tử tế chiếm
số nhiều, do đó những chuyện tôi kể trên đây là những câu chuyện thực tế xảy ra
thường ngày. Đối với người Nhật thì nó chẳng có gì đáng bàn, thế nhưng đối với
chúng ta, nó đáng để chúng ta phải suy ngẫm và học tập.
Nguồn: Sưu tầm
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
- Thông tin tác giả: Hải Vũ
EmoticonEmoticon